Girls und Panzer Wiki Việt Nam

Lưu ý! Cấm spoil nội dung của Girls und Panzer das Finale: Phần 4 dưới mọi hình thức cho đến khi có cập nhật mới.

READ MORE

Girls und Panzer Wiki Việt Nam
Advertisement
Spoiler-alert SPOILER ALERT!
Bài viết này bao quát những thông tin chi tiết về Girls und Panzer, có thể bao gồm cả spoiler.
Vui lòng không tiếp tục lướt nếu bạn không muốn bị spoil.
The Final Battle

Tiger I, Panzer IV chạm trán với Centurion trong der Film

Chiến xa đạo - Senshadō (戦車道) là môn phái viễn tưởng trong Girls und Panzer.

Bao quát[]

Chiến xa đạo là một môn phái liên quan đến việc sử dụng xe tăng như một vũ khí. Môn phái này dành riêng cho các nữ sinh luyện tập từ cấp bậc tiểu học đến tận cao trung, đại học và đến tận khi trưởng thành. Theo một bộ phim cũ có tên "Hướng dẫn về Chiến xa đạo", mục đích của Chiến xa đạo là nhằm rèn luyện lòng tự trọng của một thiếu nữ, hỗ trợ họ trở thành một công dân mẫu mực và có ích cho xã hội, là những phẩm hạnh cần thiết cho những người làm vợ, làm mẹ. Với việc bộ phim lấy bối cảnh vào năm 1939 và trông giống như tuyên truyền hơn, trước khi anime chính bắt đầu, Chiến xa đạo không được coi là thứ để tỉ thí, cạnh tranh mà thay vào đó là một môn thể thao của con gái và phụ nữ giúp họ chung vui và hoà đồng với những người bạn, giống như những môn thể thao hiện đại ngày nay với những liên đoàn, giải đấu, luật lệ, đội tuyển và những khán giả đón xem các trận đấu Chiến xa đạo từ trên khán đài đến qua màn hình TV.

Thi đấu[]

T34Out

Một chiếc T34 của Pravda bị loại và giương cờ trắng.

Chiến xa đạo giống như một môn thể thao đồng đội, trong đó một nhóm nữ sinh lái một số lượng xe tăng nhất định được tổ chức thành một đội và chiến đấu với một đội khác trên sân thi đấu đã được quy định, có kích thước và địa hình có thể thay đổi từ trận này sang trận khác. Trận đấu diễn ra giống như một mô phỏng, trong đó các xe tăng cần phải khai hoả vào đối phương mà không bị đánh trả. Khi một xe tăng bị bắn trúng sẽ được coi là bị vô hiệu hóa và một lá cờ trắng sẽ bật lên từ khung xe của nó, cho thấy là nó đã ra khỏi trận đấu. Mục tiêu chính để giành chiến thắng phụ thuộc vào thể thức của trận đấu, cụ thể có hai thể thức:

  • Hạ cờ: là thể thức phổ biến nhất, được nhìn thấy trong phần lớn series. Một đội cần phải tiêu diệt kì tăng của đối phương để giành chiến thắng trong trận đấu, đồng thời ngăn không cho đối phương làm điều tương tự. Kì tăng được biểu thị bằng một lá cờ hình tam giác nhô lên trên xe. Thể thức này sẽ tạo cơ hội cho đội bất lợi của trận đấu có thể giành chiến thắng, vì họ chỉ cần nhắm vào kì tăng của đối phương để thắng cuộc, thường bằng cách sử dụng các chiến lược và chiến thuật vượt trội bất chấp những khả năng chống lại họ.
Panzer38t

Panzer 38(t) của Học viện nữ sinh Ooarai đóng vai trò kì tăng.

  • Tiêu diệt Toàn bộ: một đội phải phá huỷ tất cả xe tăng của đối phương trước nếu như muốn giành chiến thắng và không có kì tăng. Thể thức này sẽ tạo lợi thế lớn cho đội nào có khả năng ưu việt tốt hơn vì là một trận đấu đề cao sự nỗ lực và hi sinh. Các trận đấu theo Tiêu diệt Toàn bộ hiện là thể thức ưa thích và là quy tắc của các Giải đấu Chuyên nghiệp.

Quy tắc[]

Bài chi tiết: Quy tắc Chiến xa đạo

Những luật lệ và quy tắc của Chiến xa đạo được đưa ra bởi Liên đoàn Chiến xa đạo Nhật Bản và có rất nhiều, bao gồm hầu hết các chủ đề khác nhau, từ số lượng xe tăng có thể được sử dụng trong các trận đấu đến việc bồi thường thiệt hại cho quyền tư nhân. Liên đoàn cũng chịu trách nhiệm về sự an toàn của các thí sinh và, trong số các nhiệm vụ của mình, Liên đoàn phải cung cấp cho các đội các loại đạn dược được xử lý với quy trình đặc biệt để có sức xuyên phá thấp nhất có thể khi một xe tăng bị bắn trúng. Họ cũng phải xác minh rằng các xe tăng được vận hành trong các trận đấu tuân thủ các quy định của Liên đoàn và được bao phủ bên trong bằng các vật liệu đặc biệt để tăng cường bảo vệ cho những người ngồi trong.

Để xác định xem một viên đạn có bắn ra khỏi xe tăng hay không, mỗi viên đạn đều có một vi chip lắp đặt bên trong mà, khi đạn bắn vào xe tăng, sẽ gửi dữ liệu đến một hộp đen nằm bên trong xe tăng đó. Hộp đen sẽ tính toán các yếu tố khác nhau như khoảng cách, quỹ đạo, kích cỡ đạn, vận tốc, độ dày giáp của xe tăng đối phương, v.v. để xác định xem phát bắn đó có xuyên thủng được hay không. Hệ thống này hoạt động tương tự như công nghệ MILES ngoài đời thực của Quân đội Hoa Kì được nhiều lực lượng vũ trang trên toàn cầu sử dụng để huấn luyện.

Tổ chức[]

JSF Icon

Biểu tượng của Liên đoàn Chiến xa đạo Nhật Bản

Có hai thành phần chính chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động Chiến xa đạo:

  • Liên đoàn Chiến xa đạo Nhật Bản (JSF): tổ chức đứng đầu Chiến xa đạo của Nhật Bản, chịu trách nhiệm về tất cả các giải đấu lớn nhỏ trong nước. Họ được chia ra gồm:
    • Liên đoàn Chiến xa đạo Cao trung: giám sát các hoạt động Chiến xa đạo ở cấp độ cao trung.
    • Liên đoàn Chiến xa đạo Đại học: giám sát các hoạt động Chiến xa đạo ở cấp độ đại học.
    • Liên đoàn Chiến xa đạo Chuyên nghiệp: chịu trách nhiệm chuẩn bị cho Giải Thi đấu Quốc tế sắp diễn ra tại Nhật Bản.
  • Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT): hợp tác với Liên đoàn Chiến xa đạo Nhật Bản trong việc phát triển Chiến xa đạo trong các trường học. Họ cũng chịu trách nhiệm bảo dưỡng các mẫu hạm của các trường.

Giải Thi đấu và các sự kiện[]

Các đội Chiến xa đạo tham gia vào các sự kiện và giải thi đấu khác nhau, cả chính thức và không chính thức, bao gồm:

  • Giải Thi đấu Chiến xa đạo Quốc tế: các đội tuyển quốc gia từ khắp thế giới sẽ tụ họp lại và thi đấu với nhau để tìm ra người thắng cuộc duy nhất. Giải Quốc tế tiếp theo được tổ chức ở Nhật Bản.
  • Giải Thi đấu Chiến xa đạo Toàn quốc khối cao trung: là giải đấu thường niên của Nhật Bản diễn ra thường niên dành cho các trường cao trung vào mùa hè. Giải theo thể thức đấu loại trực tiếp, với 16 đội tham gia theo hình thức Hạ cờ. Hai vòng đầu tiên mỗi đội được phép sử dụng tối đa 10 xe tăng, tăng lên thành 15 ở bán kết và 20 ở chung kết. Đương kim vô địch của giải hiện là Học viện nữ sinh Ooarai.
  • Cúp Đường đua Bất tận Mùa đông: là giải đấu được tổ chức để kỉ niệm sự ra đời của Liên đoàn Chiến xa đạo Nhật Bản. Trong vòng hai mươi năm trước series, giải đấu này đã mất tăm tiếng. Tuy nhiên, với những chính sách mới bằng việc tái thiết lập Chiến xa đạo ra phạm vi toàn quốc cho Giải đấu Chuyên nghiệp sắp tới để chuẩn bị cho Giải Quốc tế, nó đã trở lại một thời gian ngắn sau Giải Thi đấu Chiến xa đạo Toàn quốc khối cao trung lần thứ 63. Thể thức của giải đấu cũng giống với Giải Thi đấu khối cao trung.
  • Giải Cúp Kỷ niệm: một giải thi đấu diễn ra sau Giải Thi đấu Chiến xa đạo Toàn quốc khối cao trung, thông thường tổ chức tại thành phố của đội quán quân.

Thư viện[]


Advertisement